SỰ HỒI SINH CỦA MỘT NGÔI CHÙA CỔ - CHÙA QUÝT

SỰ HỒI SINH CỦA MỘT NGÔI CHÙA CỔ - CHÙA QUÝT

Banner trang trong
  • THÁNG 07

    12

    Thứ 6

    Chùa Quýt là ngôi chùa cổ  ở thôn Tân Long, xã Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định. Chùa có từ thời Lý, Trần có tên là chùa Nghiêm Quang. Chùa được khởi dựng ban đầu trên đất  vua ban “ Cánh đồng Rồng” thuộc Hương Giao Thủy Hải Thanh thời Lý vào TK11,12 do Thánh Không Lộ xây dựng sau khi đi học đạo ở Thiên Trúc trở về. Chùa được dựng trên đất Hành cung Nhà Lý , sau này Nhà Trần tiếp quản cho trồng kim quất ( vườn cam ngọt) để hàng năm vua trở về thăm quê khỏi quên gốc do vậy dân sở tại gọi vắn tắt là chùa Quýt.

    Chùa Nghiêm Quang xưa nơi Thánh Không Lộ xây dựng ngôi chùa đầu tiên của đời mình. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm ngôi chùa được tôn tạo trên đất cũ Vua ban  trên Cánh đồng Rồng thuộc tổng Yên Lãng xưa, nay thuộc thôn Tân Long, xã Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định
    Ngôi chùa nhỏ bé giản dị chỉ có một ban thờ Thánh Không Lộ ở chính giữa. Tượng Thánh được đắp bằng đất.

     

    Nói thêm về Thánh Không Lộ. Thánh Không Lộ thiền sư là một trong Tứ bất tử nước ta. Ông được thờ ở nhiều nơi nhưng không chỉ như một nhà sư tu hành mà còn được tôn là bậc thánh tổ, là thần Thành Hoàng làng, là thần Nam Hải Phúc Thần, là Tổ nghề của ngành bơi chải, chài lưới sông nước của nhiều vùng đất trải dài từ Nam Định, Thái Bình, Nình Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh Hà Tây, Hà Nội … và Tổ nền Phật giáo tỉnh Nam Định gần 1000 năm qua.

     

    Trận lụt năm Mậu tý (1588 ) đặc biệt trận lụt năm Tân hợi ( 1611 ) dân phải dời đi và mang theo tên chùa, mang theo vị Thánh tiên sang vùng đất mới ( Con đâu cha mẹ đấy ) vì  vậy nay có chùa Keo Hành Thiện Nam Định và chùa Keo Thái Bình cũng thờ Thánh Không Lộ. Sau này dân Hành Cung đã xây dựng lại chùa Nghiêm Quang trên đất chùa cũ ở Tân Long, Trung Đông, Trực Ninh, Nam Định. Nơi đây mới là nguồn gốc chùa Nghiêm Quang cổ.

     

    Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên,  nay các thế hệ con cháu đất Việt xúm tay vào mỗi người tuỳ nhã tâm đóng góp công sức to nhỏ để hy vọng sẽ khôi phục lại ngôi chùa Quýt tại vùng đất linh thiêng này.

     

    Ngôi chùa mới được xây dựng ngay sau chùa cũ với sự phát tâm của một gia đình phật tử, vẫn còn đang ngổn ngang chưa hoàn thiện.

     

    Gác chuông đang xây dở, chờ chuông Đại Hồng

    Ngôi chùa mới đang được xây dựng trên đất chùa sắp được hoàn thiện với sự phát tâm của các quý phật tử gần xa và cần lắm một Đại Hồng chung. Chuông Đại Hồng hay còn có tên gọi là chuông U Minh, là chiếc chuông lớn thường được gióng vào đầu đêm & cuối đêm. Tiếng chuông đầu đêm nhắc nhở mọi người buông bỏ cơn vô thường, an yên bản thân để nghỉ ngơi. Tiếng chuông cuối đêm thức tỉnh mọi người, tỉnh táo trở dậy để tấn tu, bắt đầu 1 ngày mới. Mỗi lần chuông đại hồng vang lên, đánh 108 tiếng, đại diện cho đại trừ 108 phiền não. Nghe chuông này tâm hồn thanh tịnh, tâm trí nhẹ nhàng, trút bỏ khổ buồn, tiến tới an nhiên...

     

     

    Một ngôi nhà thờ Thiên chúa được xây dựng trên đất của chùa Quýt.
    Dù có tôn giáo khác nhau, nhưng vẫn là dân đất Việt.

     

    Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hy Vọng có duyên lành với chùa Quýt  qua sự kết nối của Thầy Thích Tâm Hiệp. Với sự đóng góp nhỏ bé của mình vào việc đúc Đại Hồng Chuông cho Chùa Quýt chúng tôi mong muốn không chỉ là hồi sinh một ngôi chùa cổ có lịch sử gần 1000 năm mà là tìm lại cội nguồn lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc. Không chỉ mong muốn một tiếng chuông chùa ngân lên xua tan phiền não, chút bỏ muộn phiền mà còn mong muốn quốc thái, dân an, hòa bình cho đất nước.

    “ Nam Định, Long Mạch Lý Trần sẽ được khơi chảy để từ đây nhiếp dẫn cho bước sáng tầm từ Linh Khí Thần Tiên Thánh Phật” – Thích Tâm Hiệp.

     

    Bà  Phan Hồng Châu, Giám đốc CT CP DL & DV Hy Vọng dâng lễ phát tâm của anh chị em, bạn bè, động nghiệp tại Chùa Quýt.

     

    Đoàn dâng lễ tại chùa Quýt

    Ngày mồng 2/6 âm lịch năm Kỷ Hợi ( tức 4/07/2019)  chúng tôi thay mặt gần 100 anh chị em, bạn hữu xa gần, đồng nghiệp, con cháu đã về dâng lễ ở Chùa Quýt và tham gia lễ rót đồng đúc chuông tại thôn Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Lễ rót đồng đúc chuông diễn suôn sẻ, may mắn, thuận ý trời, hợp lòng dân.

    Lễ rót đồng đúc chuông được thực hiện cở sở đúc đồng thôn Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

     

    Thầy Thích Tâm Hiệp chủ trì Lễ rót đồng đúc chuông Đại Hồng

     

    Dâng lễ

     

    Cầu mong lễ rót đồng đúc chuông được thuận lợi

     

    “ Giọt đồng đỏ au đã đi vào khuôn để làm nên một sứ mạng mới của nó, tạo ra linh khí pháp âm mà khi thỉnh lên: "trên vọng đến Thiên đường, dưới thông về Địa phủ".
    Thích Tâm Hiệp

     

     

    Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy Vọng thay mặt Ban Tổ chức đúc Đại Hồng Chuông và Thầy Thích Tâm Hiệp ghi nhận công đức giọt dầu của bá tánh và gửi lời cảm tạ tới các phật tử xa gần đã cùng chúng tôi chung tay đúc chuông Đại Hồng cho chùa Quýt.

    " Giọt dầu tiền hằng sản của quý vị cúng dường đúc chuông đã làm nên việc tích phúc lan tỏa thành "biển công đức vô lượng!" – Thích Tâm Hiệp.
     

     

    Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng các phật tử tham gia Lễ Rót đồng đúc Chuông Đại Hồng

     

Thong ke

TIN TỨC MỚI NHẤT

Lịch