KHÁM PHÁ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT- NHÀ TÙ SƠN LA

KHÁM PHÁ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT- NHÀ TÙ SƠN LA

Banner trang trong
  • THÁNG 03

    24

    Thứ 7

    Từ nhỏ tôi đã được biết đến Cây Đào Tô Hiệu ở nhà tù Sơn La qua những trang sách học trò và vẫn mong được một lần được tới nơi này để được ngắm cây đào bất tử, gắn liền với tên tuổi người chiến sỹ cách mạng kiên trung Tô Hiệu. Và điều may mắn ấy đã đến với tôi trong Chương trình hành trình liên kết 2018 do CLB Du lịch Viêt Nam tổ chức.

    Ngày 16//03/2018, đoàn chúng tôi đến vào lúc hoàng hôn buông. Cây Đào Tô Hiệu vẫn còn đó như một biểu tượng về sức sống mạnh liệt cũng như tinh thần đấu tranh bất khuất của những người tù chính trị ở nơi tù đày hà khắc này.

    Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1908 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước.

    Nhà tù Sơn La được đánh giá là nhà tù khắc nghiệt thứ hai sau nhà tù Côn Đảo dưới chế độ thực dân Pháp. Tại đây thực dân Pháp đã giam cầm nhiều nhà cốt cán cách mạng Việt Nam như đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Lê Đức Thọ, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Lương Bằng và rất nhiều đồng chí cán bộ cốt cán khác mà  tiêu biểu một trong các đồng chí này là đồng chí Tô Hiệu.

    Bốn đồng chí Bí thi chi bộ Nhà tù Sơn La qua từng thời kỳ, trong đó có đồng chí Tô Hiệu

    Thực dân Pháp đã biến nhà tù thành địa ngục để giam cầm, đày đọa, làm tiêu hao sinh lực và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản.  Ở đây chúng không hề có một bản án tử hình nào, mà âm mưu dùng lao động khổ sai và chế độ ăn uống kham khổ để tù chính trị sẽ chết dần chết mòn bởi bệnh tật như thương hàn, kiệt lị.

    Vào mùa hè, các phòng giam ở đây giống như lò nung bởi gió Lào, các cầu tiêu ngay trong phòng giam không được vệ sinh ô uế, gây lên các bệnh nay y kiết lị, thương hàn cho  các chiến sĩ cách mạng
    Xà lim ngầm nơi giam cầm các đồng chí chủ chốt vẫn còn nguyên trạng
    Cũng chính nơi ngục tù tăm tối này các chiến sĩ cộng sản đã tổ chức biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng

    Hồi đó Tô Hiệu bị giặc xếp vào phần tử nguy hiểm và biệt giam trong một gian chéo góc của nhà tù Sơn La, diện tích chưa đầy 4m2.

    Xà lim chéo nơi giam giữ đồng chí Tô Hiệu

    Ông phải làm việc khổ sai biệt lập, không được tiếp xúc với ai ngoài lính gác. Mặc dù vậy ông vẫn kiên cường hoạt động bí mật, lãnh đạo chi bộ cộng sản trong nhà tù, giác ngộ và cảm hóa nhiều quần chúng và binh lính theo cách mạng. Ông là linh hồn của chi bộ nhà tù Sơn La, ông đã lãnh đạo chi bộ đấu tranh cải thiện đời sống cho anh em, tuyền truyền vận động quần chúng, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La.

    Tôi nhớ mãi câu nói của cô hướng dẫn viên " Ông mất năm 1944 do lao phổi. Chỉ với 32 tuổi đời, ông đã có 18 năm hoạt động cách mạng, 14 năm tuổi đảng với 08 năm bị giam cầm trong ngục tù" và vô cùng cảm phục ý chí kiên cường của đồng chí Tô Hiệu. Đồng chí đã hiến trọn tuổi xuân cho cách mạng.

    Cây đào  Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Như Nam

     

    Cây đào Tô Hiệu và những cây ban trắng vẫn nở hoa rực rỡ khi mùa Xuân về để nhắc nhở chúng ta về một thời kỳ cách mạng khó khăn nhưng hào hùng của dân tộc.

    Bài, ảnh, Video: Credit: Nguyễn Mai Khanh, Nguyễn Hồng Hà, Nguyễn Như Nam

    Hình ảnh thăm quan Nhà tù Sơn La được ông Nguyễn Hồng Hà ghi lại tại đây:

     

Thong ke

TIN TỨC MỚI NHẤT

Lịch

suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet