DOANH NHÂN PHAN HỒNG CHÂU: "SỐNG KINH DOANH VÀ LƯƠNG THIỆN SẼ HẠNH PHÚC BỀN LÂU"

DOANH NHÂN PHAN HỒNG CHÂU: "SỐNG KINH DOANH VÀ LƯƠNG THIỆN SẼ HẠNH PHÚC BỀN LÂU"

Banner trang trong
  • THÁNG 10

    13

    Thứ 3

    Nhân ngày doanh nhân Việt Nam, chúc Doanh nhân Phan Hồng Châu - vị doanh nhân đầy bản lĩnh đã dẫn dắt Công ty CP DL và DV Hy Vọng ngày càng phát triển vững mạnh. Chúc Doanh nhân Phan Hồng  Châu luôn dồi dào sức khoẻ và vững tay chèo đưa con thuyền Hy Vọng đi xa hơn nữa. 

    Chúng tôi xin được chia sẻ bài viết về doanh nhân Phan Hồng Châu - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hy Vọng trên Báo Đầu tư online.

     

     

     

    ---------

    Từng là hoa khôi Hà thành, từ nhỏ được mẹ dạy nữ công gia chánh, cộng thêm tố chất thông minh, nhạy bén, bản lĩnh đi đầu cùng triết lý sống và kinh doanh lương thiện, doanh nhân Phan Hồng Châu, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hy Vọng (Esperantotur) đã không chỉ vun vén một gia đình có ba người nghệ sỹ rất thành đạt và hạnh phúc, mà còn xây dựng được một doanh nghiệp uy tín, lớn mạnh, bền vững qua 27 năm.

    Thiệt hại vì dịch COVID-19, bán nhà, bán xe TÔIVẪN GẮNG GƯỢNG ĐẾN CÙNG

    Vừa đặt chân vào phòng làm việc của nữ doanh nhân, hoa khôi Phan Hồng Châu, tôi cảm thấy khoan khoái vô cùng bởi hương hoa bưởi và không gian làm việc được bày trí tinh tế. Đặc biệt là sắp đặt rất nhiều giấy khen, cúp như  bức tranh sắc màu phủ khắp một mảng tường rộng.

    Bà vừa “vẽ” thêm lên đó chiếc cúp Top 1 đại lý có doanh thu cao nhất năm 2019 của hãng hàng không Qatar Airway dành cho Esperantotur hồi cuối tháng 2, tại Madrid, Tây Ban Nha. Chuyến đi ấy không đơn thuần để nhận phần thưởng như bao lần, bà còn tranh thủ tìm thêm cho Esperantotur những khách hàng, đối tác mới để tự “cứu mình” ngay trong “tâm bão” Covid-19.

     

    Doanh nhân Phan Hồng Châu (phải) nhận cúp Top 1 đại lý có doanh thu cao nhất
    năm 2019 của hãng hàng không Qatar Airway dành cho Esperantotur hồi cuối tháng
    2, tại Madrid, Tây Ban Nha.

     

    Dày dặn kinh nghiệm ứng phó với dịch SARS cách đây 17 năm, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, bà Châu chia hoạt động của Hy Vọng thành hai phần đối nội và đối ngoại. Về đối ngoại, Esperantotur gửi đến các khách hàng, đối tác những thông tin các hãng hàng không triển khai, đồng thòi, mở rộng thị trường mới. Về đối nội, bà cho nhân viên đi làm muộn và về sớm hơn một tiếng, thời gian rảnh dọn vệ sinh, chỉnh trang văn phòng, khuyến khích nhân viên thay phiên nghỉ phép. Bà cũng tranh thủ mời chuyên viên của các hãng hàng không về đào tạo cho nhân viên và hệ thống gần 300 đại lý khắp các tỉnh, thành miền Bắc và miền Trung của đơn vị. “Tôi coi đây là giai đoạn Esperantotur lắng lại, “tẩm bổ” sức khỏe để bung ra ngay khi có cơ hội”, bà Châu tự tin nói.

    Nữ doanh nhân khẳng định, Hy Vọng tuyệt đối không giảm nhân sự trong giai đoạn này. “Tôi luôn muốn Esperantotur là một gia đình hạnh phúc chứ không chỉ là nơi kiếm tiền. Dù doanh thu chỉ đạt 25%-30% so với trước, nhưng dẫu có phải bán nhà, bán xe tôi cũng vẫn gắng gượng đến cùng. Thậm chí, những lúc rảnh, tôi còn nấu các món ngon cho nhân viên, rồi ghi công thức cho họ về trổ tài với gia đình. Phải coi nhân viên như
    người thân, như ruột thịt thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững”, bà Châu chia sẻ.

     

     

     

    Nếu doanh nghiệp của tôi phát triển "KHỎE" NHƯ TẾ BÀO "HYV" THÌ THẬT TUYỆT ĐẤY CHỨ!

    Ra đời năm 1993, tiền thân là doanh nghiệp du lịch nhà nước cùng tên, sau gần 30 năm hoạt động, Esperantotur hiện là một trong những phòng vé máy bay lớn nhất Việt Nam, đại lý cấp 1 của khoảng 70 hãng hàng không trên thế giới.

    CEO Esperantotur kể “Những năm 1990, ngành du lịch bắt đầu cởi mở, thành phố Hà Nội chủ trương sáp nhập một số công ty du lịch vừa và nhỏ. Khi đó, Công ty Du lịch và Dịch vụ Hy vọng ghép chung với một số công ty khác nhưng không được giữ tên. Tôi và bộ phận phòng vé máy bay, phòng kế toán, hành chính ra thành lập công ty với tên gọi cũ, chỉ thêm chữ “cổ phần” để phân biệt là công ty tư nhân”.

    “Ngày ấy, bắt buộc mỗi đơn vị cần có mã là 3 chữ cái, tôi cũng như nhiều doanh nghiệp khác lấy mã “HYV” là 2 ký tự đầu và 1 ký tự của từ tiếp theo. Thế rồi, trong các cuộc họp, cứ đọc đến tên chúng tôi mọi người lại cười ồ lên. Tôi thì cảm thấy rất vui, vì thương hiệu công ty dễ nhớ và nếu doanh nghiệp của tôi phát triển “khỏe” như tế bào “HIV” thì thật tuyệt đấy chứ”, bà Châu hóm hỉnh chia sẻ.

     

     

     

    Nữ doanh nhân cho biết, Esperantotur thành công vì luôn là người tiên phong. Đơn cử, khi chuyển từ công ty nhà nước sang tư nhân, Hy Vọng có tới 20 đảng viên. Họ thường xuyên xin nghỉ phép để về quê sinh hoạt Đảng. Lúc đó, chưa có công ty tư nhân nào có chi bộ, nên bà cầu cạnh khắp nơi suốt gần 1 năm để trở thành đơn vị đầu tiên của thành phố Hà Nội thành lập chi bộ thuộc công ty tư nhân.

     

    Chi bộ Hy Vọng ( tháng 05 2020)

     

    Bên cạnh đó, Esperantotur còn là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), trước cả những hàng hàng không lớn; doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng cáp quang vào hoạt động kinh doanh; khách hàng đầu tiên của
    tổng đài 1080 và thường xuyên tình nguyện là “vật thí nghiệm” cho các dự án, sản phẩm mới của các hăng hàng không.

    Nữ CEO Esperantotur cho rằng, trong kinh doanh, “cá nhanh sẽ thắng cá chậm”. “Những người khai phá luôn khó khăn hơn, gặp nhiều chông gai hơn, chi phí nhiều hơn nhưng ngược lại, đó là cơ hội chỉ họ nắm được”, bà Châu khẳng định và minh chứng; “Vừa rồi, Vietnam Airlines triển khai sản phẩm mới trên hệ thống, Hy Vọng đã đồng hành chạy thí điểm 2 tháng liền nên khi chuyển đổi, chúng tôi lập tức bán hàng ngay. Trong khi, các đại lý khác phải mất vài tuần đến một tháng để làm quen. Khoảng thời gian đó, khách hàng của họ có thể đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của chúng tôi rồi. Kinh doanh, hơn nhau ở tư duy đường dài”.

    Bà bảo: “Bất cứ sự việc gì xảy ra, chúng ta phải bình tĩnh, chỉ chững lại suy ngẫm khoảng thời gian ngắn thôi sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Đó cũng là lý do tất cả các hãng hàng không làm sản phẩm gì mới, Hy Vọng đều chủ động làm vật thí nghiệm. Bởi nhân viên của chúng tôi sẽ được tiếp cận sớm, khi hệ thống triển khai là vào cuộc.

     

     

     

    Bất cứ sự việc gì xảy ra, chúng ta phải bình tĩnh, chỉ chững lại suy ngẫm khoảng thời gian ngắn thôi sẽ thu được rất nhiều lợi ích. Đó cũng là lý do tất cả các hãng hàng không làm sản phẩm gì mới, Hy Vọng đểu chủ động làm "vật thí nghiệm" ngay, không cần đợi chờ”. Uy tín của Esperantotur vì thế ngày càng được nâng lên, khách hàng tìm đến đông hơn, doanh số cao hơn, như một vòng khép kín.

    Ngay cả việc Esperantotur là đơn vị đầu tiên triển khai ứng dụng cáp quang vào hoạt động kinh doanh ở Hà Nội, truớc đó xuất vé máy bay phải mất khoảng 5-10 phút thi khi có cáp quang chỉ mất 1 -3 phút. Nhân viên và khách hàng đều hài lòng. Hơn nữa, với dịch vụ bán vé máy bay toàn cầu, doanh nghiệp nào “giành chỗ” nhanh hơn sẽ thắng vi số vé giá rẻ luôn có hạn. “Tiên phong đầu tư cho công nghệ luôn mang lại giá trị xứng đáng”, CEO Esperantotur nhấn mạnh.

     

    KHÁCH HÀNG LÀ THƯỢNG ĐẾ, ĐỐI THỦ LÀ BẠN, ĐỐI TÁC LÀ CHIẾN HỮU

     

    Nhìn về những giải thưởng lớn, nhỏ đạt được gần 30 năm qua, bà Châu không ngần ngại chia sẻ bí quyết của nghề “làm dâu trăm họ”. Đó là luôn coi khách hàng là “thượng đế”. Khách hàng được phục vụ tốt với giá rẻ, họ sẽ tin tưởng. “Mình chịu lãi ít thôi, thậm chí là hòa vốn thì họ sẽ bền bỉ sử dụng dịch vụ và giới thiệu thêm nhiều khách hàng khác. Việc đó cũng không khác gì bỏ chi phí cho marketting mà lại hiệu quả hơn nhiều”, bà Châu chia sẻ.

     

     

    Trong giới KINH DOANH DU LỊCH, không ít người hầm hè với tôi, họ muốn chiếm đoạt vị trí của tôi, nhưng tôi luôn nói câu chân thành: “Xin mời”.

    Có lẽ, bất cứ ai, dù đã thân thiết hay mới gặp lần đầu cũng không thể tin doanh nhân Phan Hồng Châu đã 65 tuổi. Bí quyết trẻ mãi của hoa khôi Hà thành đơn giản là biết buông bỏ tất thảy oán giận. Bà bảo: “Trong giới kinh doanh du lịch,  không ít người hầm hè với tôi, họ muốn chiếm đoạt vị trí của tôi, nhưng tôi luôn nói câu chân thành: “Xin mời”.

     
    “Trong giới kinh doanh du lịch,  không ít người hầm hè với tôi, họ muốn chiếm đoạt vị trí của tôi, nhưng tôi luôn nói câu chân thành: “Xin mời”.

     

    Bà còn bảo: “Có những khách bảo chị tư vấn thế nào tôi theo thế. Mình không thể vì khách tin tưởng mà lừa họ. Lừa chỉ có thể được một, hai lần chứ không thể lừa mãi được, mà như thế thì mình vĩnh viễn mất một khách hàng thân thiết. Trong khi để xây dựng và có được một khách hàng trung thành với mình rất khó. Thế nên, trong cuộc sống và kinh doanh người lương thiện sẽ thành công và tiến xa”. Thế mới hiểu vì sao Hy Vọng có rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ 5 năm, 10 năm, thậm chí 30 năm qua.

    Nhiều người hỏi, sao đại lý nào bà Châu cũng chia sẻ kinh nghiệm làm ăn thật thà như vậy? Bà bảo, nếu họ thông minh, họ chỉ quan sát đã làm được, còn nếu họ không giỏi thực sự thi còn lâu mới đuổi kịp mình, và bản thân mình cũng luôn phải thay đổi với biến động thị trường cơ mà. Bà tâm niệm: “Đối thủ cũng là bạn. Khi họ hỏi, mình chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, họ sẽ biết ơn, trân trọng, nể phục mình. Còn nếu giấu diếm,
    ích kỷ, họ sẽ thù oán, thậm chí tìm cách “tàn sát” mình”.

    Còn với đối tác, nữ doanh nhân luôn coi họ là chiến hữu. Bà luôn hết lòng tư vấn cho các hãng hàng không với tâm thế là một khách hàng thay vì góc độ đại lý bán hàng để ba bên đều có lợi. “Đối tác gặt hái được lợi ích, khách hàng được mua vé nhanh, rẻ thì là đại lý ở giữa, chúng tôi ắt cũng sè có lợi. Nếu chỉ chăm chăm lo cho lợi ích cá nhân sè kìm hãm sự phát triển chung và về lâu dài đại lý cũng là người chịu thiệt”, bà Châu nhấn
    mạnh. Có lẽ vì thế, trong giới doanh nhân du lịch, bà Châu luôn được yêu quý đặc biệt.

     

     

     

    CÀNG CÁ TÍNH, CÀNG GIỎI TÔI CÀNG MUỐN MỜI VỀ CÔNG TY CHO BẰNG ĐƯỢC


    Đối với nhân viên, trong khi nhiều người thích tuyển nhân sự chậm hiểu để dễ sai bảo, thì ngược lại, càng cá tính, càng giỏi bà Châu càng ra sức mời bằng được. Bà lý giải: “Nhân viên giỏi, lãnh đạo sè nhàn, hiệu quả công việc vượt trội. Tất nhiên, điều khiển người giỏi hơn mình rất khó. Nên đối với nhân viên, tôi luôn coi họ như ruột thịt. Chỉ có nhân tâm mới thu phục đượclòng người tuyệt đối”. Công ty như gia đình thứ hai của bà Châu vậy. Nhânviên của bà, ai đã được gia đình dạy dỗ chuẩn chỉnh rồi thì học thêm chuyên môn, ai thiệt thòi chưa được giáo dục tốt sẽ được bà uốn nắn. Bà tâm sự: “Trong công ty, nhân viên phải hỗ trợ nhau về chuyên môn, nếu để xảy ra ganh đua không lành mạnh về chuyên môn, họ có thể sẽ tàn sát lẫn nhau, chà đạp lên nhau để bán hàng”. Hy Vọng chia ra các đội, nhóm để hỗ trợ nhau về chuyên môn, ai giỏi lĩnh vực gì thì phát huy chủ yếu ở mảng đó, nhưng tất cả những việc khác đều được huấn  luyện. CEO Esperantotur cho biết: “Việc chuyên môn  hóa rất tốt, chúng tôi vẫn áp dụng. Nhưng nhân viên của tôi vẫn giỏi toàn diện. Trong mọi tình huống, họ hỗ  trợ cho nhau để các mắt xích không bao giờ đứt đoạn”.

     

     

     

    Nữ doanh nhân còn áp dụng chính sách thâm niên để thể hiện lòng biết ơn đối với những nhân viên có nhiều đóng góp cho công ty. Có lần, hai nhân viên của Hy Vọng tiễn khách hàng ở sân bay về lúc 1 giờ sáng, gặp người bị tai nạn ngã ở chân cầu Nhật Tân. Họ đã giúp đưa người bị
    nạn đi cấp cứu. Khi biết tin, bà Châu đã biểu dương, khen ngợi trước công ty và tăng ngay 1 bậc lương cho mỗi nhân viên.

    Có lẽ, để đạt được hàng ngàn giải thưởng đang được trưng bày tại gian phòng này, dường như bà Châu đã tạo được nền móng vững chắc từ chính trái tim và dam mê lan tỏa, truyền hứng khởi cho nhân viên của mình để họ luôn thích thú và tự hào vì là người của công ty Hy Vọng.

    “Một nhân viên của tôi có hoàn cảnh đặc biệt, sau khi sinh con bị u tủy sống, phải đi mổ, nhà neo người. Tôi đã kêu gọi ủng hộ được khoản tiền kha khá tặng gia đình. Hàng ngày, công ty cắt cử 1 - 2 người vào viện giúp đờ bạn ấy. Tôi chỉ muốn coi nhân viên như người thân, như ruột thịt, đối đãi tốt với họ, yêu thương quý mến họ thì không có lý do gì vì những cám dỗ về tiền bạc ngoài đời mà họ bỏ mình đi”.

    Thế nên, mấy chục năm qua, chỉ có một đến hai nhân viên của bà nghỉ việc vi không đáp ứng được yêu cầu. Hy Vọng chỉ tuyển mới nhân sự chứ không có người bỏ bà đi theo lời mời gọi của các đơn vị khác.

     

    Ảnh chụp tại Fatima, trong chuyến công tác Bồ Đào Nha năm 2018

     

    Đi công tác nước ngoài, bà Châu luôn là người mua nhiều đồ nhất, nhưng bà không bao giờ mua gì cho riêng mình. Bà mua về tặng nhân viên hoặc mua giúp họ. Bà bảo: “Mình đi công tác, mình được các hãng tôn vinh, ngoài nỗ lực của bản thân, còn có sự góp sức to lớn của nhân viên,
    mình phải biết ơn họ. Mình mua quà cho họ, nấu cho họ những bữa ăn ngon thì rất đáng đấy chứ”.

     

    Du Xuân 2020

     

    GIAN LẬN VỀ TÀI CHÍNH LÀ ĐIỀU CẤM KỴ

    Cũng vì tin yêu nhân viên như ruột thịt và đồng hành cùng họ những lúc khó khăn, hoạn nạn. Có lần, nhân viên của bà mải việc gia đình, đặt nhầm mã vé khiến chênh lên 60 triệu đồng. Cả phòng vé khóc theo vì phải đền tiền. “Khi đó, cho bạn ấy vay 60 triệu, rồi trừ lương 1 triệu đồng/tháng. Sau 1 tháng, tôi đưa bạn ấy đến hãng hàng không và chia sẻ về sự việc. Tôi đề nghị hãng cho giá ưu đãi để chúng tôi trích từ đó bù lại khoản 60 triệu kia. Hãng đồng ý”, bà Châu chia sẻ và cho biết: “Dù sự việc xảy ra đã có cách ngay, nhưng tôi muốn bạn ấy và những người khác “ngấm” lỗi để sửa chữa, cẩn trọng hơn”.

    Khi đã hoàn được 50 triệu, bà viết thư cảm ơn và đề nghị hãng không cần cho giá ưu đãi nữa. “Nhân viên của tôi nhiều người không hài lòng vì chúng tôi có thể lờ đi, ngay cả khi hãng đã cho mức giá ưu đãi vượt qua con số 60 triệu đồng. Tôi nói với họ, chúng ta tuyệt đối không được gian lận về tài chính hay tham lam quá. Đó là điều cấm kỵ trong triết lý kinh doanh của tôi và Esperantotur”.

    Sau đó, bà Châu gọi nhân viên lên và trả lại số tiền đã thu mồi tháng 1 triệu. Bà hỏi: “Cháu cảm thấy thế nào”. Cô nhân viên đáp: “Cháu phải nhớ cả đời và mãi mãi từ nay về sau, cháu sẽ làm thật cẩn thận”, với số tiền 10 triệu còn thiếu, bà Châu hỏi nhân viên muốn bà giúp trả 50% hay 100%?. Nhân viên của bà trả lời: “Cháu xin cô chia sẻ 50% số tiền, vì cháu muốn tự bỏ tiền ra đền để có bài học”.

    Bà Châu cười mãn nguyện và nói với tôi: “Sự việc đó giúp tất cả các nhân viên khác nhìn vào và biết sợ. Nhưng họ có niềm tin rằng, khi sự cố xảy ra, cô Châu luôn đồng hành, nghĩ ra giải pháp gở khó cho mình”.

     

     

     

    NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA 3 NGHỆ SỸ PIANO NỔI TIẾNG

    Phía sau thương trường, doanh nhân, hoa khôi Phan Hồng Châu là hậu phương vững chắc của ba nghệ sĩ Piano nổi tiếng Việt Nam và thế giới. Đó là PGS. TS. Lưu Quang Minh, Nguyên Phó giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam- chồng bà và hai con trai bà, nghệ sì Lưu Hồng
    Quang và Lưu Đức Anh đều đạt Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu.

     

     

     

     

    Bà luôn là nhà tài trợ hoặc kêu gọi tài trợ cho các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ. Lỗ bà chịu, lãi mang đi từ thiện. Năm 2018, chương trình biểu diễn của nghệ sĩ Lưu Hồng Quang lãi 90 triệu, bà không cho con xu nào mà đem tặng hết cho các nhân vật kém may mắn của chương trình
    “Cặp lá yêu thương”.

    “Dù không giàu có, nhưng hai con tôi hiện có cuộc sống no đủ. Tôi muốn bên cạnh cống hiến về âm nhạc, các con phải biết yêu thương, từ ái. Sau chuyến thiện nguyện, hai anh em rất hoan hỉ và bảo với tôi: “Lần sau lại thế mẹ nhé!””, bà Châu kể chuyện với đôi mắt long lanh.

    Người ta biết đến hai nghệ sĩ Piano trẻ Lưu Hồng Quang và Lưu Đức Anh với rất nhiều giải thưởng quốc tế, nhưng không biết trong những chuyến lưu diễn ấy, bà Châu phải làm việc cật lực 20 tiếng mồi ngày để lo chi phí ăn ở, đi lại. “Mỗi cuộc thi thường kéo dài 1-2 tuần, ít thì vài chục triệu
    nhiều thì vài trăm triệu chi phí đi lại, ăn ở do phải tự túc. Để tiết giảm chi phí, mỗi bữa tôi chỉ dám gọi một suất bít tết rồi ăn 1-2 miếng là chê không ngon, nhường các con ăn, mình ăn mì tôm. Hai nghệ sĩ trẻ rất biết nghĩ cho bố mẹ, chỉ dám gọi món nào rẻ nhất”, bà Châu tâm sự. vì thế,
    có lần bà phải cấp cứu do ăn mì tôm triền miên. Nhưng sự thành công của ba người đàn ông bên cạnh khiến bà mãn nguyện. Bao nhiêu khó khăn, vất vả, với bà cũng chẳng đáng gì.

     

    BÀI HỌC LỚN TỪ MẸ: " TIỀN BẠC KHI CHẾT KHÔNG THỂ MANG THEO"

     

    Bà cho biết, việc làm thiện nguyện đã ăn vào máu từ nhỏ. Mẹ bà, một người phụ nữ được học ở trường Quốc Pháp, từng là Tổ trưởng tổ đan len, không chỉ dạy cho các cô con gái nữ công gia chánh, công dung ngôn hạnh mà còn truyền cho họ lòng từ ái. “Mẹ tôi có 8 người con, 6 nữ, 2 nam, tất cả tương đối thành đạt. Khi mẹ mất, chúng tôi đinh ninh bà để lại nhiều tiền vì hàng tháng đều được các con chu cấp, tặng quà... Vậy mà bà chỉ để lại vẻn vẹn 2 triệu tiền lẻ, không có món trang sức hay của cải gì giá trị. Khi đưa tang bà v'ê quê, người làng bảo chúng tôi cứ lo hậu sự ở Hà Nội, việc ở quê họ lo hết.

    Khi ấy chúng tôi mới biết, có bao nhiêu tiền của mẹ đều mang về quê giúp dở bà con. Đám tang mẹ, tất cả những gì to nhất, đẹp nhất, hoành tráng nhất đều được kính dâng cho bà. Họ nói, vì cụ đã giúp đỡ dân làng rất nhiều nên không ai tiếc cụ gì cả”, bà Châu nhớ lại, đôi mắt rưng rưng: “Kể cả khi mất, mẹ vẫn dạy chúng tôi rằng, khi chết đi không thể mang theo tiền bạc, nhưng những gì dân làng đối với bà không tiền bạc nào mua được”.

     

     

    Ở công ty cũng thế, doanh nhân Phan Hồng Châu thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động thiện nguyên như tri ân các gia đình chính sách, người dân vùng lũ, các bệnh nhân nhí có hoàn cảnh khó khăn... Bà muốn các bạn trẻ trong công ty thêm thấu hiểu và biết ơn những hy sinh to lớn của cha ông, biết thương yêu và chia sẻ, biết coi việc làm từ thiện như một công việc hàng ngày để dâng cho đời những điều ý nghĩa.

     

    Doanh nhân Phan Hồng Châu tặng quà cho gia đình
    người có công tại Vị Xuyên, Hà Giang hồi tháng 2/2020.

     

    Bà kể: “Sau khi sinh con trai đầu Lưu Hồng Quang, vợ chồng tôi chỉ có 10.000 đồng, nhà cửa dột nát. Nhưng, nhờ làm ăn chăm chỉ, chúng tôi giờ không chỉ có một nhà, ô tô cũng không chỉ có một chiếc. Nên, tiền của làm ra, chúng tôi chỉ giữ lại một phần đủ chi tiêu hàng tháng và đóng góp khi cần. Nếu không chia cho nhân viên, giúp đỡ nhân viên, gia đình sẽ mang đi làm từ thiện”.

    Doanh nghiệp thành công, gia đình hạnh phúc, bà Châu luôn thầm cảm ơn những người đàn ông trong gia đình khi họ luôn cùng bà sống nhân ái. “Từ nhừng ngày còn khó khăn, tôi luôn khuyên ông xã, giờ là các con, nếu học sinh nào có năng khiếu nhưng nhà nghèo thì hãy dạy miễn phí hoặc lấy phí rẻ thôi, vì phúc đức ấy tiền bạc không mua được”.

     

    BỐN CUỐN SÁCH LÀ HÀNH TRANG CHO CÁC CON

    Đối với nữ doanh nhân, dạy con không cần đao to búa lớn mà cha mẹ hãy làm gương cho con cái. Khi các con bà lần lượt giành được học bổng danh giá, hành trang bà cho con trước khi ra nước ngoài sinh sống và học tập chỉ là 4 cuốn sách. Trong đó có một cuốn dạy tâm và tài, một cuốn ca
    dao tục ngữ Việt Nam, hai cuốn về triết học và nhân sinh quan cuộc sống, văn hóa châu Á.

    “Tôi nói với các con rằng, ngoài học chuyên môn, các con chỉ cần đọc kỹ 4 cuốn sách này để không bao giờ quên mình là người Việt Nam và ứng xử văn minh”, bà Châu kể và chia sẻ: “Bây giờ, khi đã 65 tuổi, tôi vẫn duy trì thói quen đọc sách, sách là kho văn hóa, tri thức khổng lồ. Cứ có thời gian tôi lại mua sách về văn hóa, triết học tặng các con, tặng người thân, bạn bè và nhân viên. Đối với tôi, sách là hành trang, là bạn đường, là suối nguồn nuôi dường tâm hồn”.

    Khi xây dựng thương hiệu cá nhân, bà luôn dạy các con tuyệt đối không được ngộ nhận mình là người danh tiếng. “Hai con tôi có tố chất, thông minh, chịu khó học hành, được một số giải thưởng, đó là sự may mắn trong cuộc đời. Nhưng để là người có danh tiếng, uy tín, tôi dạy con đừng
    màu mè như bát bún riêu, khi vớt hết váng ở trên chỉ là bát canh bình thường. Bát bún riêu ngon là ở chất lượng nước dùng, chỉ cần húp một miếng đã thấy không thể nào quên, phải nhớ đời mới giá trị. Thế nên không được lơ là rèn luyện chuyên môn và sống có đạo đức”.

     

     

     

    TỰ HÀO LÀ PHỤ NỮ VIỆT NAM

    Bà Châu bảo, rất tự hào vì là phụ nữ Việt Nam. Khi đi công tác ở Thổ Nhĩ Kỳ, những phụ nữ ở đó ngưỡng mộ bà và các nữ doanh nhân vì vừa đẹp, lại thành công, vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà, luôn tỏa sáng trong gian khó. Trong khi, họ ít khi được tiếp xúc với xã hội, chủ yếu ở nhà, làm nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ, vun vén cho gia đình.

    Đối với nữ doanh nhân, phụ nữ muôn đời vẫn là phụ nữ, chăm lo, dạy bảo con cái là bổn phận và nghĩa vụ. “Mặc dù phụ nữ Việt Nam được giải phóng, được ra xã hội làm việc nhưng phụ nữ muôn đời vẫn là phụ nữ. Việc tề gia nội trợ, chăm lo gia đình, chồng con chu đáo là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, là niềm vui sống của tôi”, bà Châu khẳng định.

     

     

    Việc tề gia nội trợ, chăm lo gia đình, chồng con chu đáo là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, là niềm vui sống của tôi.

    “Bây giờ, các bạn trẻ hay gọi đồ ăn sẵn về. Tôi nghĩ, việc đó chỉ cần những lúc quá bận, buổi trưa hay đi xa. Bữa cơm gia đình không phải quá cầu kỳ hay nhiều món ngon. Chúng ta hãy nấu, rồi cùng nhau ăn. Nhiều khi vì không ngon, nhung chồng hay con đều khen ngon lắm để nịnh vợ, nịnh mẹ, có phải vui không? Những tình cảm đó tiền bạc không mua được”, bà Châu nói.

    Thế nên, dù rất bận, bà vẫn đều đặn về nhà ăn cơm trưa dù chỉ có 30 phút ngắn ngủi để chạy ra chạy vào, quan tâm để mắt nấu món này, món kia cho chồng, cho con, và nắm bắt những chuyện trong gia đình. Giọng bà trầm ấm: “Công việc của tôi hay phải làm việc, giao lưu vào buổi tối nên
    mình không thể như người khách đến ở trọ miễn phí ngay trong căn nhà mình. Dù có người giúp việc nhưng tôi vẫn lên thực đơn, nấu ăn, dọn dẹp khi có thời gian. Là phụ nữ có tố chất thông minh, giỏi giang, thì ra xã hội phát huy, về gia đình phải đóng vai làm vợ, làm mẹ. Văn hóa gia đình
    phải là thứ bất biến. Gia đình có hạnh phúc, bạn mới có thể thành công và ngược lại. Do đó, phụ nữ phải biết cân đối thời gian cho gia đình và sự nghiệp”.
     

    "Là phụ nữ có tố chất thông minh, giỏi giang, thì ra xã hội phát huy, về gia đình phải đóng vai làm vợ, làm mẹ"
    - Doanh nhân Phan Hồng Châu.

     

    Hạn chế mua đồ ăn sẵn dường như là nguyên tắc của bà Châu vì từ nhỏ bà được mẹ dạy tề gia nội trợ chu đáo. “Tôi và 5 chị em gái khác ai cũng nấu ăn ngon. So với đầu bếp chuyên nghiệp thì không dám chứ đi thi nấu ăn với những gia đình khác thì chắc chắn ăn giải”, bà Châu cười tít mắt.

    Rót nước mời tôi, người phụ nữ phúc hậu bảo: “Thời bao cấp nghèo lắm, nhưng mẹ tôi dành một khoản tiền khá lớn so với gia đình, mua bộ ấm chén thật đẹp để tiếp khách. Bà bảo với các con: nhà nghèo đến đâu thì nghèo cũng phải mua bộ ấm chén tử tế. Khi tiếp khách là thời gian bản thân mình cũng được thư giãn. Người ta uống chén nước vì bộ ấm chén đẹp nhiều hơn vì có trà ngon. Ấm chén sạch đẹp, uống nước trắng cũng
    thấy ngon”.

    Bà Châu cho rằng, kỹ năng sống rất quan trọng, nó phụ thuộc rất nhiều vào nề nếp, truyền thống và giáo dục gia đình. Kỹ năng sống phải là trải nghiệm, phải xuất phát từ gia đình có nề nếp. Nề nếp đuợc đúc kết qua bao năm tháng chứ không phải tự nhiên mà có.

    Là hoa khôi Hà thành, bao nhiêu năm, cùng lúc hàng chục thanh niên theo đuổi. Đẹp trai có, giàu có, địa vị có, nhưng 35 tuổi bà mới lấy chồng. Vì bà ý thức rất sớm việc phải chọn một người chồng tốt.  Bà trò chuyện: “Thời tôi, 35 tuổi mới lấy chồng thì là quá muộn, nhưng muộn còn hơn chọn nhầm chồng. Nhìn gương gia đình mình, tôi hiểu, muốn có chồng tốt thì gia đình họ phải tốt. Khi quen ông xã bây giờ, ngay lần đầu đến nhà anh chơi, tôi thực sự tâm phục, khẩu phục vì sự gia giáo, nề nếp. Họ có thái độ rất trân trọng, chuẩn mực với tất cả mọi người”.

    Là phụ nữ, bà Châu không cho phép thần thái bạc nhược, phờ phạc. Bà bảo, muốn tràn đầy sức sống thì phải có sự chuẩn bị kỹ lường cho những "kịch bản” có thể xảy đến. Như chuyến đi Tây Ban Nha vừa rồi chẳng hạn, trong khi mọi người mệt mòi vì đi bộ tới 7km thi bà đà rèn luyện sức khỏe cho mình từ nhà với thói quen đi bộ. Một số chị em đi giầy cao gót, bà chọn cho minh đôi giầy bệt nữ tính. Khi đi lạc đường, không có hàng quán, mọi người đói và khát, bà có nước và mì tôm, ruốc, thuốc bổ mang theo chia sè cho cả đoàn.

    Bà bảo, phụ nữ châu Á có những ổức tính rất tuyệt vời, đó là tốt bụng, chăm chỉ, tử tế, chân thành. Nêu biết kết hợp những đức tính ấy với khoa học của châu Âu, sẽ giúp mình trở nên có ích cho xã hội.

     

    Doanh nhân Phan Hồng Châu tại một buổi biểu diễn năm 2019 của NS Piano Lưu Đức Anh, con trai út của Bà.
     

     

     

     

    Còn tôi thì thấm thía câu nói của bà: “Trong cuộc sống hay trên thương trường, người lương thiện luôn là người thông minh và hạnh phúc nhất".

    Nguồn: Báo Đầu tư

     

    Liên hệ mua vé  PHÒNG VÉ HY VỌNG

    112A Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Hotline: 091 945 9393

    Skype: hyvong112.

    www.espc.vn | www.ubuk.com

    #esperantotur #phongvehyvong

    #ubuk #ubukdotcom #tanhuongkhibay

     

Thong ke

TIN TỨC MỚI NHẤT

Lịch