” THIÊN ĐƯỜNG XÁM” - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN HÚT HỒN DU KHÁCH BỐN PHƯƠNG

” THIÊN ĐƯỜNG XÁM” - CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN HÚT HỒN DU KHÁCH BỐN PHƯƠNG

Banner trang trong
  • THÁNG 08

    26

    Thứ 2

    Cách Hà Nội khoảng 300km, cao nguyên đá Đồng Văn từ lâu đã là một điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách mỗi khi có dịp ghé thăm Hà Giang. Cao nguyên đá Đồng Văn với vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng tựa như một “thiên đường xám” giữa miền sơn cước địa đầu Tổ quốc.

    Nơi miền đá nở hoa

    Cao nguyên đá Đồng Văn  bao gồm cả 4 huyện miền núi phía Bắc Hà Giang: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Từ năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu đầu tiên của Việt Nam.

     

     

    Nằm ở độ cao trung bình từ 1000 – 1600m so với mực nước biển cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng với những hẻm núi sâu, những vách đá dựng đừng, những đỉnh núi nhọn hoắt, những rừng đá, hoang mạc đá lởm chởm, những con đường cheo  leo , ẩn hiện trong mấy. Cao nguyên đá ngoài chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao còn là nơi sinh soogns của 17 dân tộc ít người với những truyền thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc của cộng đồng cư dân bản địa.

     

    Cung chữ M Sủng Trái

    Từ TP Hà Giang, sau khi vượt dốc Bắc Sum hùng vĩ, chúng ta sẽ đến Quản Bạ nơi có rất nhiều điểm di sản địa chất. Sau khi vượt qua Cổng trời Quản Bạ, điểm nổi bất đầu tiên là cặp núi đá vôi “ Núi đôi Cô Tiên”- cặp nhũ hoa của cô tiên để lại nuôi con. Từ cổng trời Quản Bạ, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thị trấn Tam Sơn, nằm lọt thỏm giữa những dãy núi trùng điệp.

     

     

    Không xa thị trấn Tam Sơn bao xa, Làng Văn hóa Nậm Đăm là điểm đến không thể bỏ qua. Nơi đây có cảnh quan thanh bình là nơi sinh sống của đồng bào Dao đỏ. Nếu bạn đến vào mùa xuân sẽ được ngắm  hoa đào, hoa lê bên những nếp nhà tường trình và cả một cánh đồng hoa dại sau bản chờ vụ mùa đến. Và cánh đồng thật đẹp khi  mùa lúa chin.

     

    Nậm Đăm vẫn giữ nguyên những ngôi nhà trình tường.

     

    Cánh đồng Nậm Đăm chờ vụ mới
    Những em bé đáng yêu hàng ngày vẫn mặc trang phục dân tộc

    Các tuyến thăm quan, trekking ở Nậm Đăm-Quản Bạ cơ bản có: bản Trúc Sơn (bản định cư cũ của người dân Nậm Đăm); bản Lùng Tám (làng dệt vải lanh truyền thống người Mông); hang Khố Mỷ (rất to và rộng); thăm thác Trẻ Em; bản Thanh Vân (truyền thống nấu rượu ngô).

     

    Thôn Lùng Tám là nơi sinh sống của người Mông, có truyền thống dệt vải lanh từ lâu đời.
    ( Một người thợ đang vẽ mẫu vải thêu bằng sáp ong)

    Đừng quên đến thăm quan Hang Lùng Khúy, đệ nhất hang động ở Hà Giang, chỉ nằm cách thị trấn Tam Sơn hơn 10km. Với chiều dài hơn 300 m, đây là một hang động còn rất nguyên sơ với nhiều nhũ đá lộng lẫy, hình thù lạ mắt kích thích trí tưởng tượng của du khách.

     

    Từ Quản Bạ lên Yên Minh còn vô vàn cảnh đẹp với những núi đá nhấp nhô, với rừng thông nổi tiếng Yên Minh. Du khách có thể dừng chân ngắm cảnh, chụp ảnh với những đoạn đường có những cây thông thẳng vút.

    Một đoạn đường ở Yên Minh

    Hành trình từ Yên Minh lên Đồng Văn đi qua những con đường quanh co, lên xuống, xa xa nhấp nhô những dãy nú đá cao, đỉnh nhọn , thung lũng sâu, hẹp đan xen. Nơi đây chỉ thấy có đá và đá. Người dân nơi đây “ Sống trên đá, chết vùi trong đá” nhưng cuộc sống của họ vẫn tiếp diễn hàng ngày. Sức sống mạnh liệt của họ như những cây ngô, cây rau mọc trên đá. Những con người mạnh mẽ, sắt đá cần cù canh tác trên đá, gìn giữ bản sắc dân tộc  bên những ngôi nhà trình tường có mái ngói âm dương, có hàng rào đá bao quanh… Và cuộc đời họ vẫn nở hoa trên đá.

    Những bông hoa trên đá

     

    Dốc Thẩm Mã là một đoạn đèo có chín khúc uốn lượn cực kì nổi tiếng. Đây là một cung đường quen thuộc cho những người trẻ yêu thích khám phá, thích chinh phục sự mạo hiểm và chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ khi đến với mảnh đất địa đầu của tổ quốc.

    Những điểm thăm quan không thể bỏ qua trên cung đường này là Dốc Thẩm Mã, Phố Cáo, Phố Bảng, Sách đá Vàn Chải, làng văn hóa Sủng Là, Hang rồng Sảng Tủng, Nhà Vương, Phố cổ Đồng Văn và còn rất nhiều điểm khác.

    Một ngôi nhà ở Phố Cáo với hàng rào đá

     

    Phố Cáo nằm ngay trên đường quốc lộ 4 C là nơi sinh sống của đồng bào H’Mông. Những ngôi nhưng vẫn giữ lại nét hoang sơ, bình dị và thanh bình đặc trưng của vùng núi rẻo cao như những năm của thập niên 30. Đến Phố Cáo mùa xuân bạn sẽ được ngắm hoa đào, hoa mơ nở rộ, còn vào mùa tháng 09, tháng 10, những vườn Tam giác Mạch cũng đẹp không kém.

    Bàn tay ta làm nên tất cả
    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
    Hoa Tam giác mạch ở Phố Cáo

     

    Nằm ngay ven đường quốc lộ 4 C, Làng văn hóa Lũng Cẩm được hiện hữu giữa thung lung thơ mộng, với 61 hộ dân sống trong những ngôi nhà trình tường cổ, có những ngôi nhà được làm cách đây gần 100 năm. Cuộc sống của người dân nơi đây hòa quyện, đan xen vào cùng hơi thở của thiên nhiên, tạo nên không gian ấm áp toát ra từ những ngôi nhà được bao quanh bởi cây đào, cây sa mu, màu ngói xám hòa lẫn trong màu xám của núi đá, sắc màu thổ cẩm, những bộ váy áo sặc sõ sắc màu của các cô gái dân tộc Mông, Lô Lô và Hán như những bông hoa của núi rừng.

    Sủng Là nhìn từ trên cao

     

    Ngôi nhà ở Làng Văn hóa Lũng Cẩm đã được sử dụng để quay bộ Phim " Chuyện của Pao"

     

     

    Khu Nhà Vương tọa lạc giữa thung lũng Sà Phìn, trên quả đồi hình con rùa, xa xa phía sau là dãy núi đá làm hậu chẩm, bên phải và bên trái đều có núi tạo thế tay ngai.  Khu Nhà Vương là kiến trúc dinh thự kiêm chức năng pháo đài phòng thủ của dòng họ Vương, thuộc địa phận xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

     

    Đoàn khách Esperantotur chụp ảnh kỷ niệm tại Nhà Vương

     

    Hàng sa mộc trăm tuổi ở Sà Phìn, trên chính lối dẫn vào dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức

    Từ Đồng Văn lên Mèo Vạc là hành trình sẽ để lại những ấn tượng đáng nhớ cho du khách. Bên cạnh những di sản địa chất đặc sắc hẻm vực Tu Sản, đèo Mã Pì Lèng – đệ nhất hùng quan, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm tuyến đi bộ “ Cung đường chân mây, Cột cờ Lũng Cú trển đỉnh núi Rồng, Thủy điện Séo Hồ, Nhà dân tộc Giáy Ma Lé, làng Lô Lô Chải.

    Đường xuống Xìn Cái

    Mã Pí Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc,  là cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam, với chiều dài khoảng 20 km. Trên cung đường này bạn sẽ ấn tượng với những dãy núi đá tai mèo cao vút, hiểm trở, đâm toạc bầu trời với đủ hình thù kỳ dị, chỗ thì dựng đứng, chỗ lại xô nghiêng, chỗ xanh rì cỏ cây, nơi lại chỉ toàn một màu đá xám trần trụi. Đường đèo uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pí Lèng và một bên là đường đi Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông sang Trung Quốc.

    Cung đường đèo luôn hút hồn những nhiếp ảnh gia
    Mã Pí Lèng nơi ai cũng muốn check - in một lần

     

    Cột cờ Lũng Cú, nơi địa đầu Tổ Quốc từ lâu nơi đây đã trở thành hình ảnh thiêng liêng trong lòng mỗi người con đất Việt.  Du khách sẽ phải vượt qua 389 bậc thang đá để lên tới chân cột cờ. Mỗi bậc thang tiến về đỉnh cột cờ mang lại cho bạn nhiều cảm xúc khác nhau, càng lên cao cảnh quang xung quanh trở nên huyền ảo. Từ trên cao nhìn xuống, du khách có thể thỏa thê ngắm nhìn núi non trùng điệp, hùng vĩ nơi địa đầu Tổ quốc, tại đây bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tựa như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của vùng đất này. Xen lẫn cảnh đẹp kì vĩ ấy, là những nếp nhà trình tường, những mái ngói âm dương cổ kính bảng lảng làn khói.

    Lũng Cú nơi địa đầu thiêng liêng của Tổ Quốc
    Nơi biên cương
    Một bản dưới chân cột cờ Lũng Cú

    Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của “thiên đường xám” cao nguyên đá Đồng Văn hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một chuyến đi khám phá vùng đất địa đầu Tổ quốc tuyệt vời với những trải nghiệm khó quên.

    Trên đường từ Phố Bảng vào Phố Là
    Cao nguyên đá Đồng Văn một khi đã tới sẽ không bao giờ quên

    Bài và ảnh: Nguyễn Mai Khanh

    Liên hệ mua tour Hà Giang: 091 865 9292

Thong ke

TIN TỨC MỚI NHẤT

Lịch