CẢM NHẬN VẺ ĐẸP CỦA XỨ HUẾ MỘNG MƠ

CẢM NHẬN VẺ ĐẸP CỦA XỨ HUẾ MỘNG MƠ

Banner trang trong
  • THÁNG 12

    04

    Thứ 2

    Bước ra ngoài không gian của kinh thành, xứ Huế vẫn sẽ làm say lòng du khách với khung cảnh mộng mơ, êm đềm mà chỉ nơi đây mới có.

    Ngã ba Bằng Lãng (Ngã ba Tuần)

    Ngã ba Bằng Lãng (còn gọi là ngã ba Tuần) là nơi hợp lưu của dòng Tả Trạch và dòng Hữu Trạch tạo thành sông Hương. Từ dãy Trường Sơn Đông, dòng Tả Trạch hùng vĩ chảy ven qua vườn quốc gia Bạch Mã, vượt nhiều thác nước, qua thị trấn Nam Đông về đến Tuần. Từ thượng ngàn A Lưới, dòng  Hữu Trạch, tuy có chút nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng vượt qua bao thác ghềnh về xuôi, để rồi hai dòng Tả - Hữu gặp nhau tại ngã ba Bằng Lãng, dòng sông Hương cũng từ đó mà ra đời.

    Ảnh Huy Co

    Nơi đây ngày xưa vốn là nơi đóng quân bảo vệ phía tây kinh thành Huế, là nơi lực lượng tuần hà khám xét và thu thuế các thuyền bè chở sản vật từ thượng nguồn sông Hương về kinh thành cho nên gọi là bến đò Tuần .Từ xa xưa đây đã thành hình tụ hội cư dân về lập ấp, dựng nghiệp là dấu hiệu mở đầu của một sức sống tiềm tàng mà dòng Hương sẵn lòng mang lại cho đôi bờ phố thị của chốn Kinh đô.

    Dòng nước nhẹ nhàng, khoan thai chảy qua thành phố, làng mạc, đem đến vẻ đẹp thơ mộng, bình yên nới xứ Huế.

    Núi Ngọc Trản

    Chỉ cách ngã ba Bằng Lãng tầm 4 – 5 km đường thủy, núi Ngọc Trản - ngọn núi nhỏ có hình dáng chén ngọc từ từ xuất hiện. Trên núi tọa lạc điện Hòn Chén, nơi người Chàm xưa thờ nữ thần Pô Nagar, sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na.

    Ban đầu, điện Hòn Chén chỉ là một ngôi đền nhỏ, đến năm 1832 vua Minh Mạng mới cho mở rộng để có ngôi đền lớn hơn. Đến đời vua Đồng Khánh, ngôi điện cũng được trùng tu và được bảo tồn cho đến ngày nay. Đến đây, du khách dễ tưởng mình đang lạc vào chốn thần tiên.

    Lễ hội điện Hòn Chén

    Điện Hòn Chén được nhiều người biết đến không phải vì đó là một di tích tôn giáo mà là một di tích kiến trúc phong cảnh. Công trình kiến trúc tôn giáo ấy đã được người xưa lồng vào trong một cảnh thơ mộng hữu tình của núi sông xứ Huế. Núi Ngọc Trản – điện Hòn Chén đã trở thành một điểm dừng chân thú vị trên hành hình xuôi ngược dòng Hương.

    Chùa Thiên Mụ

    Là một trong những địa điểm du lịch ở Huế nối tiếng, ngôi chùa hơn 400 năm tuổi này đã được nhắc đến rất nhiều trong thơ ca, nhạc họa. Phần lớn du khách viếng chùa đều đi đường bộ, nhưng nếu được ngồi thuyền đi giữa dòng Hương để ngắm toàn cảnh ngôi chùa hướng mặt ra sông mới thấy hết vẻ đẹp của nó.

    Ảnh sưu tầm Internet

    Hệ thống bậc cấp từ bến thuyền dẫn lên đường lớn, rồi đến những bậc cấp dẫn lên sân chùa, bốn trụ biểu sừng sững, tháp Phước Duyên 7 tầng hình bát giác, tất cả tổng thể tạo nên một tư thế vững chải, uy nghiêm của một ngôi chùa từ xưa đã trở thành biểu tượng của đất Thần Kinh. Chùa Thiên Mụ hiện đnag nắm giữ hai kỷ lục Việt Nam là ngôi chùa có tấm bia thời Lê Trung Hưng lớn nhất và Tháp bát giác cổ cao nhất.

    Ai đến Huế cũng đều phải ghé thăm chùa Thiên Mụ để nghe thấy tiếng chuông cùa ngân vang, tìm thấy sự tĩnh lặng nơi sâu thẳm tâm hồn.

    Chợ Đông Ba

    Hơn một trăm năm trước, bến đò Đông Ba tấp nập kẻ lại, người qua. Nhưng giờ đây, phương tiện đường bộ đã phát triển khiến bến đò Đông Ba không còn như xưa, chỉ một hai chuyến đò chợ từ miền ngược hay miền xuôi đến trao đổi hàng hóa, hay những chuyến chiếc đò ngang từ đập Đá, từ cồn Hến đưa các mẹ, các chị sang chợ.

    Hầu như không có du khách nào đến chợ Đông Ba bằng thuyền nữa, bến đò Đông Ba trở nên thưa vắng. Tuy nhiên, ngôi chợ hơn trăm năm tuổi này vẫn là điểm đến thú vị cho nhũng ai thích sự dân giã, bình dị. Đi thuyền đến đây, rồi thong thả bước lên chợ hòa vào dòng người qua lại, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của Huế xưa – một vẻ dẹp dung dị, gần gũi đến lạ thường.

    Cồn Hến

    Qua chợ Đông Ba, dòng Hương thướt tha uốn quanh cồn Hến. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức hai món ăn hấp dẫn trong kho tàng ẩm thực Huế: cơm hến và chè bắp, thậm chí có hàng chục quán ăn ở bến đò cốn Hến chỉ bán mỗi hai loại đặc sản này.

    Ngày xưa đời sống khó khăn, những người mẹ, người chị đảm đang ở đây đã tận dụng những sản vật có sẵn để sáng tạo ra một món ăn đậm vị quê hương còn lưu truyền đến tận bây giờ.

    Ngoài cơm hến, trái bắp ở cồn cũng thuộc loại hàng đặc sản, bởi cây bắp được phù sa sông Hương bù đắp mỗi năm, sau những trận lũ lụt, như tiếp thêm tinh hoa của mẹ thiên nhiên, tạo nên hương vị ngọt thơm của bắp. Ghé Huế du khách nhất định phải thử hai món cơm hến và chè bắp, mà chỉ khi thưởng thức hai món đó ngay trên vùng đất tạo nên chúng mới cảm nhận được hết tinh túy của quê hương.

    Ngã ba Sình

    Ngã ba Sình được đặt tên theo làng Sình có bề dày lịch sử hơn 500 năm. Ở đây hội vật làng Sình nổi tiếng được tổ chức vào ngày 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

    ngoài ra làng vẫn còn lưu giữ được nghề vẽ tranh dân gian trên một loại giấy dó đặc biệt. Ghé thăm xưởng vẽ tranh nơi đây, du khách sẽ được trải nghiệm vẽ tranh dân gian, tạo ra những bức tranh đầy màu sắc của riêng mình.

    Bắt đầu từ ngã ba Bằng Lãng, dòng Hương Giang đã kết thúc hành trình dài 33 km của mình tại ngã ba Sình, để lại trong ta những xúc cảm khó quên về Huế - miền đất mang vẻ đẹp thanh lịch, bí ẩn mà cũng bình dị quá đỗi.

    Nguồn: Sưu tầm

Thong ke

TIN TỨC MỚI NHẤT

Lịch

suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet